1. Lịch sử
Pin AA – hay còn được gọi là pin 2A, pin tiểu là 1 tiêu chuẩn của pin khô 1 thanh. Theo hệ thống IEC, pin AA được gọi là R6, theo hệ thống ANSI, pin được gọi là cỡ 15. Trong lịch sử, pin AA từng được gọi là HP7 ở Vương Quốc Anh.
Pin AA rất phổ biến trong các thiết bị điện tử cầm tay. Pin AA bao gồm 1 cell duy nhất có thể tồn tại dưới dạng pin tiểu dùng 1 lần hoặc pin sạc lại được. Điện thế của pin AA có thể là 1.5V hoặc 1.2V tùy thuộc vào loại vật liệu làm ra.
Được giới thiệu vào năm 1907, và được chuẩn hóa về kích thước bởi ANSI vào năm 1947 nhưng trước đó AA đã được sử dụng cho các loại đèn pin và một số thiết bị điện tử khác. ANSI và IEC đã đưa ra khá nhiều mẫu thiết kế cũng như kích thước tùy thuộc vào loại chất liệu cấu thành pin AA.
2. Kích thước
Một viên pin AA có chiều dài từ 49.2mm đến 50.5mm (1.94–1.99 inches) bao gồm cả cực pin và đường kính từ 13.5mm đến 14.5 mm (0.53–0.57 inches). Cực dương (+) có chiều cao tối thiếu 1mm và đường kính tối đa 5.5mm. Cực âm (-) là một mặt phẳng phải có đường kính tối thiểu 7mm
Pin AA Alkaline (pin kiềm AA) có trọng lượng khoảng 23g (0.81 oz), pin AA Lithium có trọng lượng tổng thể khoảng 15g (0.53 oz) và pin sạc Ni-MH có trọng lượng khoảng 31g (1.1 Oz)Ngày nay pin AA, pin tiểu vẫn được sử dụng hết sức rộng rãi trong đời sống hàng ngày của mọi người.